Hữu Loan Con người, Tích xưa, Việc cũ
(Hữu Loan 1916 - 2010)
Thương tiếc nhà thơ Hữu Loan - www.HUYTHIEN.WEEBLY.COM - HUY THIỆN
LTS - Nhà thơ Viên Linh viết bài này năm 2007, đăng trên Khởi Hành, nhân dịp quyết định trao giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2007 cho nhà thơ Hữu Loan. Tác giả Viên Linh trao bài viết này cho Người Việt Trẻ đúng vào ngày có tin Hữu Loan qua đời. Xin đăng lại nguyên văn.
Hữu Loan (phải) và ông hàng xóm. Hình chụp năm 1979. Nhà thơ Viên Linh kể rằng, Hữu Loan nói ghi chú của tấm hình này là “Hữu Loan và Bác Ngao (con chó già).” (Hình: Viên Linh cung cấp)
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2007
Trời Santa Ana chưa sáng, mờ mờ đục, khoảng này là cỡ tám chín giờ tối nơi thôn Vân Hoàn, “quê đẻ” của Hữu Loan ở Thanh Hóa. Tôi sửa soạn gọi điện thoại cho gia đình nhà thơ, lần đầu tiên. Gần một tháng trước, sau khi thảo luận với anh em trong Khởi Hành và thăm dò ý kiến bạn đọc, chúng tôi đã quyết định Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2007 - khởi sự từ năm 2005 -, năm nay sẽ được trao cho Hữu Loan, và chúng tôi đã nhờ nhà thơ Hà Thượng Nhân gửi thư về Thanh Hóa báo tin cho bạn thiếu thời của anh hay.
Nhưng đã ba tuần không một hồi âm.
Vũ Lan Phương, đại diện Khởi Hành ở Âu Châu xưa nay vốn giao thiệp thường xuyên với bạn hữu thân quyến Hà thành, đã tìm ra số điện thoại của tác giả Màu Tím Hoa Sim. Lan Phương dặn, “Toa chỉ nói được với bà vợ hay cô con gái Hữu Loan thôi, chứ ông ấy yếu lắm, không nói điện thoại được. Hơn chín mươi còn gì.”
Tôi cho anh Hà điện thoại, vì muốn để anh gọi trước. Hôm ấy là 15 tháng 5, 2007. Khoảng hai mươi phút sau anh gọi lại, “Không nói được với Loan. Nó yếu lắm. Nhưng tôi nói chuyện với vợ nó rồi. Thư hồi âm đã gửi đi cũng lâu rồi, chắc nay mai sẽ tới. Trong thư nói Hữu Loan cho biết sẽ nhận chứ.”
Ông bà Hữu Loan, chụp tại nhà riêng. (Hình: Viên Linh cung cấp)
Hà Thượng Nhân hồi nhỏ có tên là Hoàng Sĩ Trinh, cùng học trường làng với Nguyễn Hữu Loan, thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, nên cả hai vẫn quen miệng xưng hô thân thiết với nhau, dù Hữu Loan hơn bạn đến bốn năm tuổi. Thư gửi đã ba tuần không âm tín, nay lại biết số điện thoại, với tình trạng bưu điện Việt Nam như thế, tôi nghĩ ngay là phải chấm dứt việc thư từ với Vân Hoàn: ở cửa ngõ cái thôn ấy hẳn đã có một trạm khuyển ưng, rất khó lòng cho bá tánh hiền lương sống yên ổn, nói chi tới người khí tiết, và khí phách. Nay đã biết ý Hữu Loan, tôi phải gọi thi sĩ và gia đình ông để tiến hành công việc trước khi công bố giải thưởng.
Tôi đã gọi vào giờ phút sớm sủa của bình minh Little Saigon, lúc ấy là 8 giờ 45 tối ở thôn Vân Hoàn, Thanh Hóa. Người nhấc máy có giọng nữ trẻ, hẳn là con gái thi sĩ. Cháu xác nhận và cho biết tên là Nguyễn Thị Ðịnh. Cháu cho biết lá thư nhận giải gửi đi là do chính cháu viết theo lời đọc của ông bố.
Tôi dặn cháu đi in ảnh, chụp ảnh ngay, cả nhà, và cả ngôi nhà, rồi gửi qua cho Khởi Hành càng sớm càng tốt.
- Cả ngôi nhà hả bác? Mà nhà nào?
- Gọi chú thôi. Có mấy cái nhà?
- Có cái nhà mới đang ở và cái nhà cũ bố cháu đắp bằng đất.
Ðã theo dõi sinh hoạt của nhà thơ, qua báo chí hay đài BBC, hẳn nhiều người còn nhớ chuyện Hữu Loan với cái xe cút kít - một cái thùng có một bánh xe ở đầu trước, hai chân ở đuôi sau để chống khi dừng lại nghỉ và hai cái càng để “người phu” đẩy đi, chở các vật nặng - Hữu Loan, từ sau Nhân Văn-Giai Phẩm - vụ văn nghệ sĩ Miền Bắc nổi dậy đòi tách rời chính trị khỏi văn nghệ, chấm dứt văn nghệ chỉ huy, thất bại - ông đã buông bút bỏ về quê làm ruộng, đẽo núi chở đá thồ đất để mưu sinh. Và bây giờ cháu Ðịnh vừa cho biết, ông bố thi sĩ đã rỡ đất cậy đá đồi núi Thanh Hóa để đắp cho vợ con một mái nhà, tường đất.
Thủ bút của nhà thơ Hữu Loan, viết lại bài Màu Tím Hoa Sim, “khóc vợ Lê Ðỗ Thị Ninh.” (Hình: Viên Linh cung cấp)
- Ảnh cả gia đình nữa hả chú?
- Cả gia đình.
- Mười hai người chú ạ. Ông bà và chúng cháu mười người nữa là mười hai.
- Cháu có làm việc gì để mưu sinh không? Cháu ở nhà với gia đình hết à?
- Cháu là họa sĩ tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội, nhưng đã bỏ về nhà trông nom ông bà. Bố cháu yếu lắm rồi, chín mươi hai tuổi rồi, đi ra ngõ cũng không được nữa, còn mẹ cháu lại ngã gẫy chân, nên cháu phải bỏ Hà Nội về ở nhà để trông nom ông bà.
-Là họa sĩ cháu vẫn vẫn vẽ tranh bán được chứ?
- Người ta không mua tranh màu nước. Mà tranh sơn dầu thì cháu làm sao có sơn dầu để vẽ?
- Là họa sĩ cháu có thể kiếm bao nhiêu một tháng?
- Lúc còn ở Hà Nội cháu cũng kiếm được khoảng tám chục một tháng chú ạ.
Một họa sĩ tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội - ngôi trường thành lập hơn 75 năm trước cho toàn cõi Ðông Dương - nay không có mấy tuýp sơn để vẽ. Sao giờ này người ta vẫn còn phải ngậm ngùi ứa lệ khi nói chuyện với thân hữu tuổi trẻ quê nhà? Nhất là tôi lại yêu tranh, có vẽ tranh cho riêng mình khi cùng thuê chung ngôi nhà ở sau chùa Phú Thạnh với Nguyễn Trung, từ năm 1960. Tôi yêu hội họa lắm chứ.
- Chú có cần ảnh bố cháu bây giờ hay ảnh hồi xưa?
- Cả bây giờ lẫn hồi xưa.
- Bây giờ thì sau khi ông ốm, tóc cắt ngắn rồi không đẹp. Còn cái ảnh chụp ở Hà Nội năm 72 khi ông lên thăm cháu, tóc để dài đẹp lắm, đẹp mê hồn luôn chú ạ.
Tôi muốn phì cười khi nghe cô con gái mô tả dung nhan ông bố.
- Cháu bao nhiêu tuổi rồi?
- Cháu bốn mươi.
- Cháu gửi cho chú tất cả những gì cháu có thể gửi. Ảnh nhà cửa, ảnh anh chị em, ảnh mẹ cháu, và ảnh cả những tấm tranh cháu vẽ nữa.
- Có tấm tranh tốt nghiệp thì họ lấy mất rồi.
Một họa sĩ không có lấy một tấm tranh?
- Vẽ đen trắng cũng được nhé. Dessins của cháu có khá không?
- Người ta bảo đẹp.
Cuộc điện thoại đầu tiên khiến tôi yên tâm xúc tiến công việc, trước hết là thực hiện số Khởi Hành chủ đề Hữu Loan, Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2007.
2. Thứ Sáu 18 tháng 5, 2007
Hữu Loan là người như thế nào?
Không biết bao nhiêu bài báo, bao nhiêu cuộc phỏng vấn của các hệ thống truyền thông đã phổ biến ý kiến, hình ảnh, giọng nói của nhà thơ Hữu Loan trong những năm gần đây. Sau đây là Hữu Loan tự kể - trích dẫn và thuật lại bởi người viết bài này - tách đoạn từ trong câu chuyện bằng điện thoại kéo dài hơn một tiếng đồng hồ giữa anh và tôi từ 6 giờ sáng Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2007, giờ California, khoảng 8 giờ tối cùng ngày ở Thanh Hóa.
Người nhấc máy nghe vẫn là cháu Ðịnh. Tôi cho cháu một địa chỉ khác ở Hà Nội để chuyển thư cho Khởi Hành, thay vì gửi về địa chỉ ở quận Cam mà tôi đã cho hai hôm trước, không chắc tới. Ðang nói thì có tiếng đàn ông vọng vào ống nghe.
Cô nói xa màng thẩm âm, rồi cười nói tiếp vào máy:
- Thường khi nghe nói đến Bác Hồ là bố cháu khỏe ra; vì khi chửi ai là ông khỏe lắm... Còn hôm nay...
Cô cười. Phải rồi trong một bài viết nhạc sĩ Trịnh Hưng thuật lại chuyến về thăm Hữu Loan ba ngày cách đây năm năm, thi sĩ đã gọi ông Hồ là “Hồ tặc.”
- Còn hôm nay... Bố cháu muốn nói với chú. Mới mấy tiếng đồng hồ trước nhà nhận được thư chú từ Westminster gửi khẩn cấp về. Ông mừng lắm. Có khi mừng nên ông cũng khỏe ra.
Tôi chào hỏi nhà thơ Hữu Loan. Mặc dù biết anh đã đọc lá thư tôi nhờ báo tin về Giải Văn Chương Khởi Hành 2007, tôi cũng nhắc lại mục đích. Là anh em và thân hữu độc giả Khởi Hành đã quyết định chọn anh để trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp năm nay, yêu thơ anh như một thi sĩ lớn thời chín năm kháng chiến chống Pháp dành độc lập cho đất nước, sau đó cảm phục anh như một kẻ sĩ tiết tháo suốt nửa thế kỷ chống thứ cương lĩnh của một chủ nghĩa ngoại xâm, hủy hoại văn hóa dân tộc, đã tự động bỏ hàng ngũ những kẻ tàn độc u tối, từ khước mọi luật lệ phép tắc của họ, buông súng rồi buông bút để cầm lấy chiếc cày, cái cuốc, trở về sinh quán, sống cần lao như một tá điền, đổ mồ hôi trên mảnh đất nghèo, vá víu từng cành cây, cục đá, đắp một căn nhà đất cho vợ con, từ khước một xã hội ủy viên để trở về làm người trở lại, theo truyền thống anh hấp thụ được từ ông cha, và từ nền học vấn anh vốn có hơn những kẻ cầm quyền.
Tôi cho anh biết hai hôm trước đã dặn cháu Ðịnh gửi gấp hình ảnh tài liệu cho tôi qua Mỹ, nhưng hôm nay có địa chỉ khác bảo đảm hơn ngay trong nước, nên mới gọi lại cháu. Tôi đã bảo cháu rồi: Ðem tất cả về một địa chỉ ở Hà Nội, trao tay, và ở California tôi sẽ nhận được trong ngày, qua mạng lưới điện toán.
Ðể câu chuyện bớt phần hình thức, tôi hỏi Hữu Loan chuyện thơ văn; anh cũng hỏi tôi chuyện quê quán.
- Hữu Loan: Anh người ở đâu?
- Viên Linh: Ga Ðồng Văn, Hà Nam . Anh Hữu Loan, anh còn làm thơ không?
- Hữu Loan: Thường cũng làm. Gặp đâu làm đấy. Nhưng sửa lại nhiều hơn. Sửa cả những cái sai của họ. Cánh kia dốt lắm.
- Viên Linh: Nó dốt thế nào?
- Hữu Loan: Nó dốt thế này. Chẳng hạn khi xây Lăng Hồ Chí Minh, không biết đặt tên chỗ đó như thế nào, mới hỏi tôi. Tôi đặt cho là Quảng trường Ba Ðình. Thế là thích lắm, dùng ngay, gọi là Quảng trường Ba Ðình. Nó có biết đâu tôi lấy tên Ba Ðình là một địa danh của quê tôi, Nga Sơn, mà đặt cho cái chỗ quan trọng ấy của thủ đô Hà Nội.
Anh vừa hỏi tôi vừa nghe một giọng cười:
- Hữu Loan: Anh biết Ba Ðình chứ?
- Viên Linh: Biết. Cứ điểm đánh pháp của...
Chúng tôi cùng cố nhớ tên vị anh hùng chống Pháp mà Phan Trần Trúc đã viết thành một cuốn tiểu thuyết dã sử lịch sử có nhan đề Ba Ðình. Tôi có cuốn này trong thư viện của mình. Phải rồi Ðinh Công Tráng. Có ai ngờ Quảng trường Ba Ðình lại là tên do chính Hữu Loan đặt. Phải có lý chứ, mà lý gì lại lấy tên Ba Ðình, căn cứ quân sự quan trọng nhất của đảng Cần Vương ở Thanh Hóa, ngay huyện Nga Sơn của Hữu Loan, đặt cho công viên có mồ của một nhà cách mạng vô sản?
Theo Phan Trần Trúc mô tả trong cuốn Ba Ðình (nxb Hương Sơn, Hà Nội, 1951) thì hạt Nga Sơn có một khu đồng đất trũng. Bắt đầu từ Tháng Sáu trở đi, nếu không vít nước sông [Hoạt Giang, Ðại Lại Giang, nối nhau bằng một con sông đào] thì khu đồng ấy bị chìm dưới dòng nước lũ. Những làng xóm rải rác trong cánh đồng này, thốt thành ra những hòn đảo chơ vơ giữa chốn trời xanh nước thẳm. Trong khu ấy có ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh. Ba làng này làng nào cũng có một ngôi đình, cho nên cũng gọi là khu Ba Ðình!
Phan Trần Chúc viết, “Ba Ðình!Chỗ quân Pháp và lính pháo thủ Bắc kỳ bỏ lại một đống xương khô, để kết quả thu được một tòa thành rỗng!... Trần Soạn cắm chỗ lập (xây) thành. Người đốc công xây thành là Ðinh Công Tráng... một viên Cai tổng cựu, người ở Hà Nam . Tráng nhân lúc ruộng còn khô ráo, mang quân đến đóng ở Ba Ðình... Thành Ba Ðình đắp khúc khuỷu giống nhiều thành quách ở Trung Kỳ. Nhưng Ba Ðình đắp bằng đất lại kiên cố hơn tất cả các thành quách ở Trung Kỳ, vì sau khi đắp thành xong, Tráng cho tháo nước sông và trong đồng. Ba Ðình thốt nhiên thành một tòa lâu đài nổi ở giữa chốn mênh mông trời nước.” (Ba Ðình, nxb VHTT, tr.42-45) Lịch sử tòa thành ấy sao lại thành Quảng trường ở Hà Nội? Chỉ có người đặt tên biết rõ, chỉ có Hữu Loan biết rõ: vì nó là địa danh của quê anh. Và anh thích thú có lý do để nói nhiều lần câu này: Cánh đó ngu dốt lắm!
Tôi hỏi nhà thơ Hữu Loan một số chi tiết tiểu sử, quanh những con số, địa danh, và những điều có tính giai thoại, cách tốt nhất và chính xác nhất, là do từ anh nói ra viết ra. Các chi tiết sau đây được thêm vào sau cuộc điện đàm, mấy ngày sau, rút từ bài Hữu Loan Tự Phỏng Vấn do nhà thơ viết từ năm 1987, người viết bài thuật lại, nhưng sẽ giữ nguyên văn một số câu ghi trong ngoặc kép.
Nguyễn Hữu Loan là tên khai sinh, anh còn những tên đời là Tốt Ðỏ, Binh Nhì. Chủ trương làm cách mạng triệt để, từ gốc, từ tuổi thiếu niên khi còn là học sinh ở Nga Sơn. Từ 1943 tới 1945 đi cày, đánh cá, và làm Việt Minh, hoạt động trong Ủy Ban Lâm Thời tỉnh Thanh Hóa coi bốn ty Giáo Dục, Thông Tin, Công, Thương Chính. Năm 1946 được mời làm chủ bút báo Chiến Sĩ Quân Khu IV ở Huế và trong dịp này gặp Tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh Sư Ðoàn 304, và Hữu Loan trở thành chính ủy của sư đoàn đó. (* Tướng Nguyễn Sơn tên thật là Võ Nguyên Thủy, cũng có tên là Võ Nguyên Bác, sinh năm 1908 ở tỉnh Bắc Ninh, năm 1925 cùng Phạm Hồng Thái qua Trung Hoa mưu đồ phục quốc. Ông vào học trường Võ Bị Hoàng Phố, rồi gia nhập Quân đội Trung Hoa trong Thế Chiến Thứ Hai, tham gia cuộc Vạn lý Trường Chinh với Mao Trạch Ðông, được thăng cấp thiếu tướng trong quân đội Trung Cộng, hoạt động trong Bộ Quốc Phòng Trung Cộng, làm chủ nhiệm, chủ bút báo Huấn Luyện Chiến Ðấu của Trung Cộng. Hồ Chí Minh xin ông về nước, cũng chỉ phong hàm thiếu tướng cho ông, như thế là đặt ông dưới quyền một người không chuyên nghiệp nhà binh là Võ Nguyên Giáp. Ở vùng kháng chiến, Nguyễn Sơn từng là tư lệnh Liên Khu V, tư lệnh hhu trưởng Liên Khu IV. Chính ở Khu IV, quen gọi Liên Khu Tư, mà có các đại hội văn nghệ tưng bừng hồi kháng chiến.)
Anh nói sơ qua một chút về anh...
-Hữu Loan: “Tôi sinh năm Bính Thìn, năm nay 93 tuổi. Học hành thì tôi tự học nhiều, có khi vào lớp mới xem bài, hay học bài qua lời đọc của một bạn trong lớp. Chỉ nghe đọc qua một lần là tôi thuộc, có khi mấy tháng sau tôi vẫn nhắc lại rất đúng vì tôi vẫn nhớ hết. Bài học có thể nói là tôi không học bao giờ. (Hữu Loan đậu tú tài Pháp khoảng 22 tuổi.)
“Tiếng Pháp thì tôi đọc thơ Pháp nhiều. Anh biết ông Thiều Chửu chứ? (Tôi bảo biết, tác giả Hán Việt Từ Ðiển, một trong những người xây dựng Hội Phật Học Bắc Kỳ tại chùa Quán Sứ.) Một hôm ông Thiều Chửu đưa tôi xem bản dịch một bài thơ của Lamartine, hỏi ý tôi là thầy dịch ra sao. Tôi gọi bằng thầy như người ta, chứ tôi không học ông.
“Tôi nói thẳng. Tôi nói rằng nguyên văn hay hơn bản dịch, vì nguyên văn đọc thấm thía hơn, chứ bản dịch dùng nhiều ngôn từ sáo. Ông cũng chịu. Ông nói với tôi ông có mười tám cô cháu gái, tôi chọn cô nào thì ông gả cho cô ấy.
“Lúc ấy là học sinh nhưng tôi nghĩ như cái ông gì làm cái câu thơ, Làm trai đứng ở trong trời đất, Phải có danh gì với Núi Sông ấy nhỉ, (Tôi nhắc anh là Nguyễn Công Trứ.) Phải, tôi cũng nghĩ thế. Phải có sự nghiệp gì với tổ quốc, với đất nước, rồi hãy lấy vợ. Thành ra tôi chẳng chọn cô nào cả.
“Khi đi bộ đội, tôi là chính ủy Sư Ðoàn 304, một trong hai sư đoàn nổi tiếng nhất; sư đoàn kia là 308.”
- Viên Linh: Anh nghĩ sao về mấy anh em trong nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm?
- Hữu Loan: Trần Dần được. Hoàng Cầm thì anh em gọi là “đĩ trai.” Tố Hữu thì dìm người khác. Tôi có coi nó ra gì đâu.
Có một giai thoại buồn cười. Cái đảng Cộng Sản nó cố tình tìm cách đề cao Tố Hữu nên lúc nào cũng “mẹ tơm mẹ suốt” (thơ TH) và dìm tôi đi. Lúc ấy cô Vũ Thị Thanh, nữ sinh Ðồng Khánh, yêu tôi, chúng tôi định lấy nhau. Ðảng Cộng Sản tìm cách ly gián, gả bà đó cho Tố Hữu. Hắn là bí thư tỉnh ủy. Bà ấy không yêu Tố Hữu, sau làm đơn xin ly dị.
“Còn chuyện tôi chửi Hồ Chí Minh giữa một đại hội.
“Người ta hô vang Hồ Chí Minh vĩ đại. Chỉ có tôi không hô. Họ hỏi ý kiến tôi ra sao? Tôi không trả lời. Ông Hồ hỏi tôi ‘Cháu đánh giá bác ra làm sao?’ Tôi đứng yên không trả lời. Ông hỏi mãi.
“Tôi trả lời. Tôi nói Việt Nam có Bà Trưng Bà Triệu. Con gái giỏi giang. To gan. Hồ Chí Minh cứ hỏi.
“Tôi trả lời: Tôi không nói, ông cố tình hỏi ông đừng trách nhé. Ông là cái thằng đi đéo hoang.
“Phụ nữ các bà các cô reo ầm đại hội. Họ mang hoa đến bàn tôi hết.”
Tôi chặn lời Hữu Loan, hỏi lại anh hai chữ cuối cùng ở trên, xem mình có nghe lầm không. Không, anh nhắc lại hai chữ ấy. Tôi suy nghĩ kỹ, và quyết định viết xuống nguyên văn hai chữ ấy.
Tôi vẫn nghe Hữu Loan là người hay đánh lộn. Anh từng đánh một anh thứ trưởng Bộ Lương thực để dân đói. “Bọn cán bộ thằng nào phải đánh tôi cũng đánh,” anh bảo tôi. Anh Hà Thượng Nhân từng kể lại chuyện Hữu Loan hay đánh lộn.
-Viên Linh: Anh nghĩ gì khi nghe tin anh em Khởi Hành chúng tôi trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp 2007 cho anh?
Câu hỏi khiến nhà thơ im lặng lâu hơn. Rồi anh chỉ nói ba tiếng.
-Hữu Loan: Có Trời Ðất.
Vài giây sau anh thêm, “Có Trời Ðất phù trợ.”
Tôi cảm thấy mình đã làm một việc đúng khi cùng các văn hữu miền Nam , các thân hữu và bạn đọc Khởi Hành trao Giải Văn Chương cho anh.
Trong câu chuyện qua đường dây điện thoại, giữa bình minh Santa Ana và hoàng hôn Vân Hoàn, có một lúc Hữu Loan nói tới Sấm Trạng Trình. Anh tự nhiên hỏi tôi,
-Anh đọc Sấm Trạng Trình, có nhớ câu này không:
Thấy đâu bò đái thất thanh
Ấy điềm sinh thánh rành rành chẳng nghi.
Tôi nói có đọc Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều, mọi thứ, hình như có đọc hai câu ấy, nhưng đương nhiên không hiểu hai câu anh vừa đọc.
Hữu Loan giải nghĩa:
“Ít người hiểu được câu này, bò đái thất thanh là gì. Ở Vân Hoàn quê đẻ của tôi có núi Sỏi, hay núi Vân Hoàn, trong núi có một cái hang là hang Bò Ðái. Có cái bà tượng đá hình tượng người chăn bò. Nước chảy ra lênh láng không nghe gì cả. Thánh nhân hiện ra ở đây, Trạng Trình bảo thế.”
Có vô vàn định nghĩa về thi sĩ. Thi sĩ định nghĩa về mình cũng không phải là ít. Jean Cocteau bảo thi sĩ là một kẻ nói dối luôn luôn nói ra sự thật. Wallace Stevens cho rằng thi sĩ là ông đạo nhìn thấy cái vô hình. Thế thì thi sĩ cũng có thể là thánh chứ? Nhưng tôi tin thi sĩ là nửa người, và nửa kia tùy theo trời sáng hay tối, là quỷ hay là thần.
-Viên Linh: Anh Hữu Loan, tôi muốn hỏi anh câu này. Từ lâu rồi trong một bài tiểu luận, tôi có viết giai đoạn chín năm kháng chiến 45-54 là của dân tộc, không phải của cộng sản; Văn học thời chín năm cũng là văn học dân tộc, chính đảng cộng sản gián tiếp công nhận điều đó vì một mặt họ bỏ tù các anh, trấn áp các anh, những nhân vật chính của chín năm đó; mặt khác họ cấm lưu truyền thơ văn chín năm kháng chiến ở miền Bắc.
Trong khi ấy miền Nam phổ biến thơ các anh, nhiều người thuộc lòng thơ các anh, có đến ba hay bốn bản nhạc phổ bài Màu Tím Hoa Sim của anh, hay Tây Tiến của Quang Dũng, hát khắp miền Nam. Như vậy văn học chín năm kháng chiến lưu truyền ở miền Nam, độc giả của nó là ở miền Nam, nó thuộc về miền Nam, nghĩa là thuộc về dân tộc.
-Hữu Loan: Ðúng.
Hữu Loan chỉ nói có một tiếng như thế.
Rồi anh bảo tôi:
“Anh về chơi nhé. Về đây đi.”
-Viên Linh: Tôi rời Hà Nội đêm Noel 1954, chưa về một lần. Tôi rời Sài Gòn tháng 4, 1975, chưa về một lần...
-Hữu Loan: Về chơi đi. Tranh thủ về chơi.
Viên Linh
(Ðăng lại nguyên văn 2007, không sửa lại)
(Hữu Loan 1916 - 2010)
Thương tiếc nhà thơ Hữu Loan - www.HUYTHIEN.WEEBLY.COM - HUY THIỆN
LTS - Nhà thơ Viên Linh viết bài này năm 2007, đăng trên Khởi Hành, nhân dịp quyết định trao giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2007 cho nhà thơ Hữu Loan. Tác giả Viên Linh trao bài viết này cho Người Việt Trẻ đúng vào ngày có tin Hữu Loan qua đời. Xin đăng lại nguyên văn.
Hữu Loan (phải) và ông hàng xóm. Hình chụp năm 1979. Nhà thơ Viên Linh kể rằng, Hữu Loan nói ghi chú của tấm hình này là “Hữu Loan và Bác Ngao (con chó già).” (Hình: Viên Linh cung cấp)
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2007
Trời Santa Ana chưa sáng, mờ mờ đục, khoảng này là cỡ tám chín giờ tối nơi thôn Vân Hoàn, “quê đẻ” của Hữu Loan ở Thanh Hóa. Tôi sửa soạn gọi điện thoại cho gia đình nhà thơ, lần đầu tiên. Gần một tháng trước, sau khi thảo luận với anh em trong Khởi Hành và thăm dò ý kiến bạn đọc, chúng tôi đã quyết định Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2007 - khởi sự từ năm 2005 -, năm nay sẽ được trao cho Hữu Loan, và chúng tôi đã nhờ nhà thơ Hà Thượng Nhân gửi thư về Thanh Hóa báo tin cho bạn thiếu thời của anh hay.
Nhưng đã ba tuần không một hồi âm.
Vũ Lan Phương, đại diện Khởi Hành ở Âu Châu xưa nay vốn giao thiệp thường xuyên với bạn hữu thân quyến Hà thành, đã tìm ra số điện thoại của tác giả Màu Tím Hoa Sim. Lan Phương dặn, “Toa chỉ nói được với bà vợ hay cô con gái Hữu Loan thôi, chứ ông ấy yếu lắm, không nói điện thoại được. Hơn chín mươi còn gì.”
Tôi cho anh Hà điện thoại, vì muốn để anh gọi trước. Hôm ấy là 15 tháng 5, 2007. Khoảng hai mươi phút sau anh gọi lại, “Không nói được với Loan. Nó yếu lắm. Nhưng tôi nói chuyện với vợ nó rồi. Thư hồi âm đã gửi đi cũng lâu rồi, chắc nay mai sẽ tới. Trong thư nói Hữu Loan cho biết sẽ nhận chứ.”
Ông bà Hữu Loan, chụp tại nhà riêng. (Hình: Viên Linh cung cấp)
Hà Thượng Nhân hồi nhỏ có tên là Hoàng Sĩ Trinh, cùng học trường làng với Nguyễn Hữu Loan, thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, nên cả hai vẫn quen miệng xưng hô thân thiết với nhau, dù Hữu Loan hơn bạn đến bốn năm tuổi. Thư gửi đã ba tuần không âm tín, nay lại biết số điện thoại, với tình trạng bưu điện Việt Nam như thế, tôi nghĩ ngay là phải chấm dứt việc thư từ với Vân Hoàn: ở cửa ngõ cái thôn ấy hẳn đã có một trạm khuyển ưng, rất khó lòng cho bá tánh hiền lương sống yên ổn, nói chi tới người khí tiết, và khí phách. Nay đã biết ý Hữu Loan, tôi phải gọi thi sĩ và gia đình ông để tiến hành công việc trước khi công bố giải thưởng.
Tôi đã gọi vào giờ phút sớm sủa của bình minh Little Saigon, lúc ấy là 8 giờ 45 tối ở thôn Vân Hoàn, Thanh Hóa. Người nhấc máy có giọng nữ trẻ, hẳn là con gái thi sĩ. Cháu xác nhận và cho biết tên là Nguyễn Thị Ðịnh. Cháu cho biết lá thư nhận giải gửi đi là do chính cháu viết theo lời đọc của ông bố.
Tôi dặn cháu đi in ảnh, chụp ảnh ngay, cả nhà, và cả ngôi nhà, rồi gửi qua cho Khởi Hành càng sớm càng tốt.
- Cả ngôi nhà hả bác? Mà nhà nào?
- Gọi chú thôi. Có mấy cái nhà?
- Có cái nhà mới đang ở và cái nhà cũ bố cháu đắp bằng đất.
Ðã theo dõi sinh hoạt của nhà thơ, qua báo chí hay đài BBC, hẳn nhiều người còn nhớ chuyện Hữu Loan với cái xe cút kít - một cái thùng có một bánh xe ở đầu trước, hai chân ở đuôi sau để chống khi dừng lại nghỉ và hai cái càng để “người phu” đẩy đi, chở các vật nặng - Hữu Loan, từ sau Nhân Văn-Giai Phẩm - vụ văn nghệ sĩ Miền Bắc nổi dậy đòi tách rời chính trị khỏi văn nghệ, chấm dứt văn nghệ chỉ huy, thất bại - ông đã buông bút bỏ về quê làm ruộng, đẽo núi chở đá thồ đất để mưu sinh. Và bây giờ cháu Ðịnh vừa cho biết, ông bố thi sĩ đã rỡ đất cậy đá đồi núi Thanh Hóa để đắp cho vợ con một mái nhà, tường đất.
Thủ bút của nhà thơ Hữu Loan, viết lại bài Màu Tím Hoa Sim, “khóc vợ Lê Ðỗ Thị Ninh.” (Hình: Viên Linh cung cấp)
- Ảnh cả gia đình nữa hả chú?
- Cả gia đình.
- Mười hai người chú ạ. Ông bà và chúng cháu mười người nữa là mười hai.
- Cháu có làm việc gì để mưu sinh không? Cháu ở nhà với gia đình hết à?
- Cháu là họa sĩ tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội, nhưng đã bỏ về nhà trông nom ông bà. Bố cháu yếu lắm rồi, chín mươi hai tuổi rồi, đi ra ngõ cũng không được nữa, còn mẹ cháu lại ngã gẫy chân, nên cháu phải bỏ Hà Nội về ở nhà để trông nom ông bà.
-Là họa sĩ cháu vẫn vẫn vẽ tranh bán được chứ?
- Người ta không mua tranh màu nước. Mà tranh sơn dầu thì cháu làm sao có sơn dầu để vẽ?
- Là họa sĩ cháu có thể kiếm bao nhiêu một tháng?
- Lúc còn ở Hà Nội cháu cũng kiếm được khoảng tám chục một tháng chú ạ.
Một họa sĩ tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội - ngôi trường thành lập hơn 75 năm trước cho toàn cõi Ðông Dương - nay không có mấy tuýp sơn để vẽ. Sao giờ này người ta vẫn còn phải ngậm ngùi ứa lệ khi nói chuyện với thân hữu tuổi trẻ quê nhà? Nhất là tôi lại yêu tranh, có vẽ tranh cho riêng mình khi cùng thuê chung ngôi nhà ở sau chùa Phú Thạnh với Nguyễn Trung, từ năm 1960. Tôi yêu hội họa lắm chứ.
- Chú có cần ảnh bố cháu bây giờ hay ảnh hồi xưa?
- Cả bây giờ lẫn hồi xưa.
- Bây giờ thì sau khi ông ốm, tóc cắt ngắn rồi không đẹp. Còn cái ảnh chụp ở Hà Nội năm 72 khi ông lên thăm cháu, tóc để dài đẹp lắm, đẹp mê hồn luôn chú ạ.
Tôi muốn phì cười khi nghe cô con gái mô tả dung nhan ông bố.
- Cháu bao nhiêu tuổi rồi?
- Cháu bốn mươi.
- Cháu gửi cho chú tất cả những gì cháu có thể gửi. Ảnh nhà cửa, ảnh anh chị em, ảnh mẹ cháu, và ảnh cả những tấm tranh cháu vẽ nữa.
- Có tấm tranh tốt nghiệp thì họ lấy mất rồi.
Một họa sĩ không có lấy một tấm tranh?
- Vẽ đen trắng cũng được nhé. Dessins của cháu có khá không?
- Người ta bảo đẹp.
Cuộc điện thoại đầu tiên khiến tôi yên tâm xúc tiến công việc, trước hết là thực hiện số Khởi Hành chủ đề Hữu Loan, Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2007.
2. Thứ Sáu 18 tháng 5, 2007
Hữu Loan là người như thế nào?
Không biết bao nhiêu bài báo, bao nhiêu cuộc phỏng vấn của các hệ thống truyền thông đã phổ biến ý kiến, hình ảnh, giọng nói của nhà thơ Hữu Loan trong những năm gần đây. Sau đây là Hữu Loan tự kể - trích dẫn và thuật lại bởi người viết bài này - tách đoạn từ trong câu chuyện bằng điện thoại kéo dài hơn một tiếng đồng hồ giữa anh và tôi từ 6 giờ sáng Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2007, giờ California, khoảng 8 giờ tối cùng ngày ở Thanh Hóa.
Người nhấc máy nghe vẫn là cháu Ðịnh. Tôi cho cháu một địa chỉ khác ở Hà Nội để chuyển thư cho Khởi Hành, thay vì gửi về địa chỉ ở quận Cam mà tôi đã cho hai hôm trước, không chắc tới. Ðang nói thì có tiếng đàn ông vọng vào ống nghe.
Cô nói xa màng thẩm âm, rồi cười nói tiếp vào máy:
- Thường khi nghe nói đến Bác Hồ là bố cháu khỏe ra; vì khi chửi ai là ông khỏe lắm... Còn hôm nay...
Cô cười. Phải rồi trong một bài viết nhạc sĩ Trịnh Hưng thuật lại chuyến về thăm Hữu Loan ba ngày cách đây năm năm, thi sĩ đã gọi ông Hồ là “Hồ tặc.”
- Còn hôm nay... Bố cháu muốn nói với chú. Mới mấy tiếng đồng hồ trước nhà nhận được thư chú từ Westminster gửi khẩn cấp về. Ông mừng lắm. Có khi mừng nên ông cũng khỏe ra.
Tôi chào hỏi nhà thơ Hữu Loan. Mặc dù biết anh đã đọc lá thư tôi nhờ báo tin về Giải Văn Chương Khởi Hành 2007, tôi cũng nhắc lại mục đích. Là anh em và thân hữu độc giả Khởi Hành đã quyết định chọn anh để trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp năm nay, yêu thơ anh như một thi sĩ lớn thời chín năm kháng chiến chống Pháp dành độc lập cho đất nước, sau đó cảm phục anh như một kẻ sĩ tiết tháo suốt nửa thế kỷ chống thứ cương lĩnh của một chủ nghĩa ngoại xâm, hủy hoại văn hóa dân tộc, đã tự động bỏ hàng ngũ những kẻ tàn độc u tối, từ khước mọi luật lệ phép tắc của họ, buông súng rồi buông bút để cầm lấy chiếc cày, cái cuốc, trở về sinh quán, sống cần lao như một tá điền, đổ mồ hôi trên mảnh đất nghèo, vá víu từng cành cây, cục đá, đắp một căn nhà đất cho vợ con, từ khước một xã hội ủy viên để trở về làm người trở lại, theo truyền thống anh hấp thụ được từ ông cha, và từ nền học vấn anh vốn có hơn những kẻ cầm quyền.
Tôi cho anh biết hai hôm trước đã dặn cháu Ðịnh gửi gấp hình ảnh tài liệu cho tôi qua Mỹ, nhưng hôm nay có địa chỉ khác bảo đảm hơn ngay trong nước, nên mới gọi lại cháu. Tôi đã bảo cháu rồi: Ðem tất cả về một địa chỉ ở Hà Nội, trao tay, và ở California tôi sẽ nhận được trong ngày, qua mạng lưới điện toán.
Ðể câu chuyện bớt phần hình thức, tôi hỏi Hữu Loan chuyện thơ văn; anh cũng hỏi tôi chuyện quê quán.
- Hữu Loan: Anh người ở đâu?
- Viên Linh: Ga Ðồng Văn, Hà Nam . Anh Hữu Loan, anh còn làm thơ không?
- Hữu Loan: Thường cũng làm. Gặp đâu làm đấy. Nhưng sửa lại nhiều hơn. Sửa cả những cái sai của họ. Cánh kia dốt lắm.
- Viên Linh: Nó dốt thế nào?
- Hữu Loan: Nó dốt thế này. Chẳng hạn khi xây Lăng Hồ Chí Minh, không biết đặt tên chỗ đó như thế nào, mới hỏi tôi. Tôi đặt cho là Quảng trường Ba Ðình. Thế là thích lắm, dùng ngay, gọi là Quảng trường Ba Ðình. Nó có biết đâu tôi lấy tên Ba Ðình là một địa danh của quê tôi, Nga Sơn, mà đặt cho cái chỗ quan trọng ấy của thủ đô Hà Nội.
Anh vừa hỏi tôi vừa nghe một giọng cười:
- Hữu Loan: Anh biết Ba Ðình chứ?
- Viên Linh: Biết. Cứ điểm đánh pháp của...
Chúng tôi cùng cố nhớ tên vị anh hùng chống Pháp mà Phan Trần Trúc đã viết thành một cuốn tiểu thuyết dã sử lịch sử có nhan đề Ba Ðình. Tôi có cuốn này trong thư viện của mình. Phải rồi Ðinh Công Tráng. Có ai ngờ Quảng trường Ba Ðình lại là tên do chính Hữu Loan đặt. Phải có lý chứ, mà lý gì lại lấy tên Ba Ðình, căn cứ quân sự quan trọng nhất của đảng Cần Vương ở Thanh Hóa, ngay huyện Nga Sơn của Hữu Loan, đặt cho công viên có mồ của một nhà cách mạng vô sản?
Theo Phan Trần Trúc mô tả trong cuốn Ba Ðình (nxb Hương Sơn, Hà Nội, 1951) thì hạt Nga Sơn có một khu đồng đất trũng. Bắt đầu từ Tháng Sáu trở đi, nếu không vít nước sông [Hoạt Giang, Ðại Lại Giang, nối nhau bằng một con sông đào] thì khu đồng ấy bị chìm dưới dòng nước lũ. Những làng xóm rải rác trong cánh đồng này, thốt thành ra những hòn đảo chơ vơ giữa chốn trời xanh nước thẳm. Trong khu ấy có ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh. Ba làng này làng nào cũng có một ngôi đình, cho nên cũng gọi là khu Ba Ðình!
Phan Trần Chúc viết, “Ba Ðình!Chỗ quân Pháp và lính pháo thủ Bắc kỳ bỏ lại một đống xương khô, để kết quả thu được một tòa thành rỗng!... Trần Soạn cắm chỗ lập (xây) thành. Người đốc công xây thành là Ðinh Công Tráng... một viên Cai tổng cựu, người ở Hà Nam . Tráng nhân lúc ruộng còn khô ráo, mang quân đến đóng ở Ba Ðình... Thành Ba Ðình đắp khúc khuỷu giống nhiều thành quách ở Trung Kỳ. Nhưng Ba Ðình đắp bằng đất lại kiên cố hơn tất cả các thành quách ở Trung Kỳ, vì sau khi đắp thành xong, Tráng cho tháo nước sông và trong đồng. Ba Ðình thốt nhiên thành một tòa lâu đài nổi ở giữa chốn mênh mông trời nước.” (Ba Ðình, nxb VHTT, tr.42-45) Lịch sử tòa thành ấy sao lại thành Quảng trường ở Hà Nội? Chỉ có người đặt tên biết rõ, chỉ có Hữu Loan biết rõ: vì nó là địa danh của quê anh. Và anh thích thú có lý do để nói nhiều lần câu này: Cánh đó ngu dốt lắm!
Tôi hỏi nhà thơ Hữu Loan một số chi tiết tiểu sử, quanh những con số, địa danh, và những điều có tính giai thoại, cách tốt nhất và chính xác nhất, là do từ anh nói ra viết ra. Các chi tiết sau đây được thêm vào sau cuộc điện đàm, mấy ngày sau, rút từ bài Hữu Loan Tự Phỏng Vấn do nhà thơ viết từ năm 1987, người viết bài thuật lại, nhưng sẽ giữ nguyên văn một số câu ghi trong ngoặc kép.
Nguyễn Hữu Loan là tên khai sinh, anh còn những tên đời là Tốt Ðỏ, Binh Nhì. Chủ trương làm cách mạng triệt để, từ gốc, từ tuổi thiếu niên khi còn là học sinh ở Nga Sơn. Từ 1943 tới 1945 đi cày, đánh cá, và làm Việt Minh, hoạt động trong Ủy Ban Lâm Thời tỉnh Thanh Hóa coi bốn ty Giáo Dục, Thông Tin, Công, Thương Chính. Năm 1946 được mời làm chủ bút báo Chiến Sĩ Quân Khu IV ở Huế và trong dịp này gặp Tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh Sư Ðoàn 304, và Hữu Loan trở thành chính ủy của sư đoàn đó. (* Tướng Nguyễn Sơn tên thật là Võ Nguyên Thủy, cũng có tên là Võ Nguyên Bác, sinh năm 1908 ở tỉnh Bắc Ninh, năm 1925 cùng Phạm Hồng Thái qua Trung Hoa mưu đồ phục quốc. Ông vào học trường Võ Bị Hoàng Phố, rồi gia nhập Quân đội Trung Hoa trong Thế Chiến Thứ Hai, tham gia cuộc Vạn lý Trường Chinh với Mao Trạch Ðông, được thăng cấp thiếu tướng trong quân đội Trung Cộng, hoạt động trong Bộ Quốc Phòng Trung Cộng, làm chủ nhiệm, chủ bút báo Huấn Luyện Chiến Ðấu của Trung Cộng. Hồ Chí Minh xin ông về nước, cũng chỉ phong hàm thiếu tướng cho ông, như thế là đặt ông dưới quyền một người không chuyên nghiệp nhà binh là Võ Nguyên Giáp. Ở vùng kháng chiến, Nguyễn Sơn từng là tư lệnh Liên Khu V, tư lệnh hhu trưởng Liên Khu IV. Chính ở Khu IV, quen gọi Liên Khu Tư, mà có các đại hội văn nghệ tưng bừng hồi kháng chiến.)
Anh nói sơ qua một chút về anh...
-Hữu Loan: “Tôi sinh năm Bính Thìn, năm nay 93 tuổi. Học hành thì tôi tự học nhiều, có khi vào lớp mới xem bài, hay học bài qua lời đọc của một bạn trong lớp. Chỉ nghe đọc qua một lần là tôi thuộc, có khi mấy tháng sau tôi vẫn nhắc lại rất đúng vì tôi vẫn nhớ hết. Bài học có thể nói là tôi không học bao giờ. (Hữu Loan đậu tú tài Pháp khoảng 22 tuổi.)
“Tiếng Pháp thì tôi đọc thơ Pháp nhiều. Anh biết ông Thiều Chửu chứ? (Tôi bảo biết, tác giả Hán Việt Từ Ðiển, một trong những người xây dựng Hội Phật Học Bắc Kỳ tại chùa Quán Sứ.) Một hôm ông Thiều Chửu đưa tôi xem bản dịch một bài thơ của Lamartine, hỏi ý tôi là thầy dịch ra sao. Tôi gọi bằng thầy như người ta, chứ tôi không học ông.
“Tôi nói thẳng. Tôi nói rằng nguyên văn hay hơn bản dịch, vì nguyên văn đọc thấm thía hơn, chứ bản dịch dùng nhiều ngôn từ sáo. Ông cũng chịu. Ông nói với tôi ông có mười tám cô cháu gái, tôi chọn cô nào thì ông gả cho cô ấy.
“Lúc ấy là học sinh nhưng tôi nghĩ như cái ông gì làm cái câu thơ, Làm trai đứng ở trong trời đất, Phải có danh gì với Núi Sông ấy nhỉ, (Tôi nhắc anh là Nguyễn Công Trứ.) Phải, tôi cũng nghĩ thế. Phải có sự nghiệp gì với tổ quốc, với đất nước, rồi hãy lấy vợ. Thành ra tôi chẳng chọn cô nào cả.
“Khi đi bộ đội, tôi là chính ủy Sư Ðoàn 304, một trong hai sư đoàn nổi tiếng nhất; sư đoàn kia là 308.”
- Viên Linh: Anh nghĩ sao về mấy anh em trong nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm?
- Hữu Loan: Trần Dần được. Hoàng Cầm thì anh em gọi là “đĩ trai.” Tố Hữu thì dìm người khác. Tôi có coi nó ra gì đâu.
Có một giai thoại buồn cười. Cái đảng Cộng Sản nó cố tình tìm cách đề cao Tố Hữu nên lúc nào cũng “mẹ tơm mẹ suốt” (thơ TH) và dìm tôi đi. Lúc ấy cô Vũ Thị Thanh, nữ sinh Ðồng Khánh, yêu tôi, chúng tôi định lấy nhau. Ðảng Cộng Sản tìm cách ly gián, gả bà đó cho Tố Hữu. Hắn là bí thư tỉnh ủy. Bà ấy không yêu Tố Hữu, sau làm đơn xin ly dị.
“Còn chuyện tôi chửi Hồ Chí Minh giữa một đại hội.
“Người ta hô vang Hồ Chí Minh vĩ đại. Chỉ có tôi không hô. Họ hỏi ý kiến tôi ra sao? Tôi không trả lời. Ông Hồ hỏi tôi ‘Cháu đánh giá bác ra làm sao?’ Tôi đứng yên không trả lời. Ông hỏi mãi.
“Tôi trả lời. Tôi nói Việt Nam có Bà Trưng Bà Triệu. Con gái giỏi giang. To gan. Hồ Chí Minh cứ hỏi.
“Tôi trả lời: Tôi không nói, ông cố tình hỏi ông đừng trách nhé. Ông là cái thằng đi đéo hoang.
“Phụ nữ các bà các cô reo ầm đại hội. Họ mang hoa đến bàn tôi hết.”
Tôi chặn lời Hữu Loan, hỏi lại anh hai chữ cuối cùng ở trên, xem mình có nghe lầm không. Không, anh nhắc lại hai chữ ấy. Tôi suy nghĩ kỹ, và quyết định viết xuống nguyên văn hai chữ ấy.
Tôi vẫn nghe Hữu Loan là người hay đánh lộn. Anh từng đánh một anh thứ trưởng Bộ Lương thực để dân đói. “Bọn cán bộ thằng nào phải đánh tôi cũng đánh,” anh bảo tôi. Anh Hà Thượng Nhân từng kể lại chuyện Hữu Loan hay đánh lộn.
-Viên Linh: Anh nghĩ gì khi nghe tin anh em Khởi Hành chúng tôi trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp 2007 cho anh?
Câu hỏi khiến nhà thơ im lặng lâu hơn. Rồi anh chỉ nói ba tiếng.
-Hữu Loan: Có Trời Ðất.
Vài giây sau anh thêm, “Có Trời Ðất phù trợ.”
Tôi cảm thấy mình đã làm một việc đúng khi cùng các văn hữu miền Nam , các thân hữu và bạn đọc Khởi Hành trao Giải Văn Chương cho anh.
Trong câu chuyện qua đường dây điện thoại, giữa bình minh Santa Ana và hoàng hôn Vân Hoàn, có một lúc Hữu Loan nói tới Sấm Trạng Trình. Anh tự nhiên hỏi tôi,
-Anh đọc Sấm Trạng Trình, có nhớ câu này không:
Thấy đâu bò đái thất thanh
Ấy điềm sinh thánh rành rành chẳng nghi.
Tôi nói có đọc Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều, mọi thứ, hình như có đọc hai câu ấy, nhưng đương nhiên không hiểu hai câu anh vừa đọc.
Hữu Loan giải nghĩa:
“Ít người hiểu được câu này, bò đái thất thanh là gì. Ở Vân Hoàn quê đẻ của tôi có núi Sỏi, hay núi Vân Hoàn, trong núi có một cái hang là hang Bò Ðái. Có cái bà tượng đá hình tượng người chăn bò. Nước chảy ra lênh láng không nghe gì cả. Thánh nhân hiện ra ở đây, Trạng Trình bảo thế.”
Có vô vàn định nghĩa về thi sĩ. Thi sĩ định nghĩa về mình cũng không phải là ít. Jean Cocteau bảo thi sĩ là một kẻ nói dối luôn luôn nói ra sự thật. Wallace Stevens cho rằng thi sĩ là ông đạo nhìn thấy cái vô hình. Thế thì thi sĩ cũng có thể là thánh chứ? Nhưng tôi tin thi sĩ là nửa người, và nửa kia tùy theo trời sáng hay tối, là quỷ hay là thần.
-Viên Linh: Anh Hữu Loan, tôi muốn hỏi anh câu này. Từ lâu rồi trong một bài tiểu luận, tôi có viết giai đoạn chín năm kháng chiến 45-54 là của dân tộc, không phải của cộng sản; Văn học thời chín năm cũng là văn học dân tộc, chính đảng cộng sản gián tiếp công nhận điều đó vì một mặt họ bỏ tù các anh, trấn áp các anh, những nhân vật chính của chín năm đó; mặt khác họ cấm lưu truyền thơ văn chín năm kháng chiến ở miền Bắc.
Trong khi ấy miền Nam phổ biến thơ các anh, nhiều người thuộc lòng thơ các anh, có đến ba hay bốn bản nhạc phổ bài Màu Tím Hoa Sim của anh, hay Tây Tiến của Quang Dũng, hát khắp miền Nam. Như vậy văn học chín năm kháng chiến lưu truyền ở miền Nam, độc giả của nó là ở miền Nam, nó thuộc về miền Nam, nghĩa là thuộc về dân tộc.
-Hữu Loan: Ðúng.
Hữu Loan chỉ nói có một tiếng như thế.
Rồi anh bảo tôi:
“Anh về chơi nhé. Về đây đi.”
-Viên Linh: Tôi rời Hà Nội đêm Noel 1954, chưa về một lần. Tôi rời Sài Gòn tháng 4, 1975, chưa về một lần...
-Hữu Loan: Về chơi đi. Tranh thủ về chơi.
Viên Linh
(Ðăng lại nguyên văn 2007, không sửa lại)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét