Cũng có một thuyết khác kể rằng ngày ông đặt chân đến gia đình ông Lê Đỗ Kỳ làm gia sư cho ba người con trai của ông cũng là ngày bà Kỳ sinh hạ một bé gái xinh xắn. Điều khác thường ở chỗ là cô bé không cất tiếng khóc chào đời như mọi đứa trẻ khác; khi gia đình mang cô bé đặt lên trên nắp một cái thùng phuy để cầu nguyện một điều gì đó, ông tò mò lại ngắm nhìn thì cô bé nhoẻn miệng cười với ông. Lớn lên, ông đi đâu cô bé ấy cũng đòi đi theo. Khi quay trở lại làm gia sư dạy học cho cô bé, mặc dù nhà ông tham Kỳ lúc nào cũng có vài ba mươi người ăn, kẻ ở hầu hạ nhưng cô luôn giữ va-ly và không cho bất kỳ ai giặt quần áo của ông, mà tự tay cô ấy giặt, là lấy rồi gấp xếp vào va-ly cho ông.
Cô bé càng lớn càng đẹp, một vẻ đẹp thánh thiện. Hai người cưới nhau ngày 16-2-1949 thì đến ngày 29-5 cùng năm đó, cô Ninh mất do chết đuối, khi ông đang hoạt động cách mạng ở Nưa (huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá). Đau thương này kéo dài lắm, vì lẽ đó ông có ý định không lấy vợ nữa. Mỗi lần nhớ tới cô ấy là ông lại "khóc" ra một quãng của bài thơ Màu Tím Hoa Sim...
Theo tạp chí Nhà Văn (số tháng 9/2003) (http://sacmauvanhoa.vdcmedia.com/Lyluan-c.asp?postID=624&Day=0&Date=0&Year=0&Page=35 ) thì "Nhà thơ Hữu Loan, tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Là con một gia đình nông dân nghèo, lại đông anh chị em, nên Hữu Loan có một tuổi thơ lam lũ ở quê hương. Ngay từ niên thiếu, Hữu Loan đã luôn luôn nỗ lực vươn lên để đạt tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Biểu hiện đầu tiên về khát khao vươn lên của Hữu Loan là học rất giỏi, học chữ nho với thầy đồ ở quê cũng giỏi, rồi lên trường huyện học chữ quốc ngữ cũng rất giỏi. Bởi kết quả học hành xuất sắc của Hữu Loan mà một gia đình nông dân nghèo như bố mẹ Hữu Loan đã dám chắt bóp cho con ăn học lên nữa. Năm 1937, Hữu Loan lên thị xã Thanh Hóa theo học Trường Collège. Để có thêm tiền ăn học, Hữu Loan nhận làm gia sư cho gia đình ông Lê Đỗ Kỳ khi đó đang làm Tổng thanh tra Nông Lâm Đông Dương. Cô Lê Đỗ Thị Ninh, học trò của Hữu Loan, chưa đầy 10 tuổi, như sự sắp đặt của số phận, sau này trở thành vợ nhà thơ và để lại một dấu ấn sâu nặng trong thơ ông. Tuy nhiên, những năm trước 1945, Hữu Loan đâu đã biết bản thân sẽ trở thành nhà thơ, đâu biết sẽ gắn bó với Lê Đỗ Thị Ninh một cách lạ lùng... Học rất giỏi, đỗ Thành Chung, rồi Hữu Loan vươn lên nữa, đỗ Tú tài Tây ở Hà Nội. Với sự thành đạt đó, ở vùng quê nghèo Nga Lĩnh, người ta đã gọi Hữu Loan một cách trọng thị: “Ông Tú”, hoặc gần gũi thân tình cũng gọi “Tú Loan”. Dù đã thi được chân Thư ký Văn phòng Toàn quyền, Hữu Loan không đi làm cho người Pháp, mà đi dạy học ở các trường tư thục. Cũng từ năm 1941 đó, Hữu Loan tham gia hoạt động trong phong trào Bình dân, rồi tham gia Việt Minh. Đến năm 1943, tổ chức phân công Hữu Loan trở về xây dựng phong trào Việt Minh ở Nga Sơn. Cách mạng Tháng Tám, Hữu Loan được cử làm Phó chủ tịch ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Vào tuổi ba mươi, trong lòng Hữu Loan đã chất chứa nhiều buồn vui sướng khổ. Qua những năm niên thiếu cay cực trên quê hương khổ nghèo. Qua những năm gắng lòng học tập để vươn lên. Đặc biệt, qua những năm tham gia phong trào yêu nước... Tất cả đã làm cho Hữu Loan có một tấm lòng thương yêu quê hương, thương yêu con người thật sâu nặng, và, có thể nói, tất cả những nếm trải cuộc đời đã làm cho Hữu Loan hoàn thiện một phẩm chất với một trí tuệ mạnh mẽ và một tâm hồn nồng cháy. Mọi người đều thấy một Hữu Loan xuất sắc, được điều lên ủy ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách bốn ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính, tổ chức Tuần lễ vàng rất thành công. Trong cuộc mít tinh này, Hữu Loan diễn thuyết trước đông đảo dân chúng với một cảm hứng lớn và mới mẻ, khiến rất nhiều người góp vàng góp tiền cúng. Hôm đó, cô học trò Lê Đỗ Thị Ninh vừa 16 tuổi, cũng vô cùng cảm kích bởi tài diễn thuyết của Hữu Loan, đã cởi vòng xuyến vàng của mình trao cho chính quyền mới...
...Đầu năm 1948, Hữu Loan nhận được tin nhắn, gọi về thị xã Thanh Hóa ngay. Nguyên do, cô học trò Lê Đỗ Thị Ninh đã thổ lộ với mẹ về tình cảm của mình đối với “gia sư” Hữu Loan. Mẹ cô, từ xưa đã quý mến cậu gia sư, nay rất mừng, đồng ý ngay với quyết định của con gái. Đám cưới được tổ chức ngày 6 tháng 2 năm 1948. Bảy tháng sau, khi đang ở Ban Tuyên huấn Sư đoàn 304, đóng ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, Hữu Loan nhận được tin người vợ trẻ của ông đã mất. Thoắt cái, Hữu Loan trở thành một người trầm lặng lạ lùng...
Riêng Trịnh Hưng đã viết trong Âu Du (số 47 Xuân Quý Mùi, t.88) như sau:
... Học ở trường huyện thi đậu bằng Tiểu Học Pháp mà lúc bấy giờ là rất hiếm người đạt được. Anh quyết chí đi học tiếp Trung Học nhưng muốn vậy thì phải ra tỉnh mới có trường. Nhà nghèo ham học nên anh mong muốn ra tỉnh vừa tìm việc làm vừa đi học. Một hôm, tình cờ anh may mắn xin được dạy kèm cho các con ông Lê Đỗ Hữu Kỳ, kỹ sư Canh Nông ở Pháp về, hiện làm Thanh Tra cho Bộ Canh Nông của Pháp. Nhà ông có 500 mẫu ruộng gia nhân làm việc 5, 6 chục người. Ông có nuôi thêm một miệng ăn thì cũng chẳng thấm vào đâu. Bà Kỳ là một người rất rộng lượng và tốt bụng và thường hay giúp đỡ người nghèo nên bà sẳn lòng cho anh ăn ở, dạy kèm cho các con. Nhờ vậy, Hữu Loan đã an tâm đi học. Thấy anh hiền lành, lễ phép nên bà Kỳ rất mến và nhận anh làm con nuôi cho ăn học thành đạt.
Khi anh bước chân vào nhà ông Kỳ ở, thì bà Kỳ sinh cô Ninh ở nhà hộ sinh. Hai ngày sau, anh xin phép vào thăm. Thấy cô bé bụ bẩm xinh đẹp nên Hữu Loan bế lên nâng niu trên tay. Cô bé mới sinh có hai ngày mà cứ nhìn anh cười. Anh vội nói với bà Kỳ:
- Má à! Em mới có hai ngày mà đã biết cười. Không hiểu sao em cứ nhìn con cười.
- Mấy bà đỡ đẻ cũng nói là con nít sinh ra là khóc, còn con bé nầy thì không khóc một tiếng nào mà nó lại biết cười ngay. Đó là một điều lạ.
Từ đó anh an tâm học hành, các con ông bà Kỳ rất mến anh. Anh hay dẫn các con ông Kỳ đi chơi và ẳm bồng cô bé Ninh. Đến kỳ thi Trung Học anh đậu hạng tối ưu. Ông bà Kỳ rất mừng và khuyến khích anh học tiếp. Năm 1941 đến kỳ thi Tú Tài ở Hà Nội anh đậu hạng ưu. Sau đó, người Pháp xem bài thấy anh thông minh nên họ mời anh vào làm tại phủ Toàn Quyền có lương bổng cao. Hữu Loan lúc đó ghét Tây nên đã khước từ và về Thanh Hoá sống với gia đình cha mẹ nuôi và đi dạy học. Hữu Loan gặp được cụ Trần Trọng Kim, lúc đó cụ đang thành lập Hội Thanh Niên toàn tỉnh. Cụ thấy anh nhanh nhẹn, thông minh nên giao cho nhiệm vụ làm Tổng Đoàn Trưởng Thanh Niên của cụ
Lê Nguyên Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét